Máy tính bị hack: Làm thế nào để nhận biết và nên khắc phục như thế nào?

Với thời đại công nghệ phát triển mọi thiết bị dần số hóa, tự động hóa một cách hiện đại như hiện nay thì các chiêu trò lừa đảo, tấn công truyền thống trở nên lỗi thời. Thay vào đó, các thiết bị điện tử trở thành đích ngắm chính để tấn công và thu thập thông tin bằng các cách thức phức tạp và tinh vi đến mức phần mềm chống và diệt virus khó có thể nhận ra. Vậy làm thế nào để bắt đúng mạch bệnh cho máy tính bị hack?

Để tìm ra câu trả lời cho vấn đề trên, bạn hãy cùng theo chân Phúc An PC tìm hiểu nhé!

Trong thực tế, nếu bạn nằm lòng những dấu hiệu lạ xuất hiện trong quá trình sử dụng máy tính và phát giác chúng, bạn có thể chủ động hơn để tìm ra cách khắc phục. Trong trường hợp xấu nhất, các chuyên gia bảo mật khuyên rằng, tốt nhất, bạn cần khôi phục lại hệ thống hoặc cài mới lại hệ điều hành. Lý do rất đơn giản vì bạn sẽ không thể chắc chắn 100% chiếc máy tính của mình vẫn còn đáng tin khi đã nhiễm mầm bệnh ẩn phải không nào?

Dấu hiệu nhận biết máy tính bị hack

Những dấu hiệu dưới đây dù nhỏ nhưng sẽ giúp bạn nhận biết hệ thống máy tính bị tấn công, hãy xem thử máy tính của bạn đã dính phải mấy dấu hiệu nhé.

Máy tính hoá ‘ốc sên’

Nếu máy tính của bạn chỉ cần thực hiện những thao tác dù đơn giản nhất nhưng cũng mất thời gian rất lâu, hoặc tốc độ truy cập Internet giảm đáng kể, điều đó có nghĩa là máy của bạn lúc có khả năng đã bị nhiễm virus.

Con trỏ chuột tự động di chuyển

Con trỏ chuột của bạn đang tự động di chuyển và thực hiện điều gì đó trên máy thì đừng vội nghĩ về tâm linh, ngược lại, chúng tôi khá chắc chắn rằng máy tính của bạn đã bị hack.

Chương trình chống virus bị khoá

Một ngày bạn vô tình thấy chương trình chống virus trên máy bị tắt nhưng không có sự tác động nào từ bạn, hãy cẩn thận, hơn 30% là máy bạn đã dính chưởng của virus rồi đấy. Chúng tôi có thể khẳng định với bạn chắc chắn rằng phần mềm diệt virus trong máy không thể tự tắt nếu không có tác động của bên thứ ba.

Mật khẩu tài khoản trực tuyến bị thay đổi

Bạn không thay đổi mật khẩu tài khoản trực tuyến của mình nhưng khi đăng nhập lại bị báo sai mật khẩu? Nếu đây không phải trò troll từ người bạn cho họ biết mật khẩu thì chúc mừng bạn, máy tính của bạn rất có thể bị hack rồi.

Vòng bạn bè trên mạng xã hội tăng đột biến

Hãy để ý một chút vòng bạn bè trên mạng xã hội nhé, nếu một ngày bạn thấy số lượng bạn bè trên mạng xã hội của mình tăng đột biến mà bạn không hề kết bạn thêm, điều đó đồng nghĩa với việc tài khoản đó đã bị hack và đang được sử dụng để gửi tin nhắn lừa đảo.

Nhiều biểu tượng mới xuất hiện trên thanh công cụ trình duyệt

Khi bạn khởi động trình duyệt và nhận thấy có nhiều biểu tượng mới xuất hiện trên thanh công cụ thì đến 70% là máy tính của bạn đã bị một số mã độc xâm nhập.

Máy in tự động in

Một dấu hiệu nữa cho thấy máy tính của bạn đang bị tấn công là máy in tự động in hoặc từ chối yêu cầu in văn bản của bạn có chọn lọc.

Bị chuyển đến các website khác

Nếu trình duyệt của bạn liên tục di chuyển qua lại các website hoặc bị dẫn đến các website khác nhau qua nhiều cửa sổ, bạn nên cảnh giác! Các cửa sổ bật lên quá thường xuyên, đó cũng là dấu hiệu của việc máy tính bị hack.

Các tập tin bị xóa đột ngột

Đây là một trong những dấu hiệu để chắc chắn máy tính của bạn đang bị tấn công dữ liệu. Các tệp tin sẽ dần mất đi mà không có sự can thiệp từ bạn.

Thông tin cá nhân bị đưa lên Internet, mặc dù bạn không hề công khai

Nếu một ngày đẹp trời bạn đang lướt mạng xã hội bỗng thấy thông tin cá nhân hoặc các ảnh chụp cá nhân được phát tán thì xin chúc mừng bạn vì chắc chắn 100% máy tính của bạn đã bị hack và đánh cắp dữ liệu về thông tin cũng như các file hình ảnh cá nhân trong máy.

Các hộp thoại cảnh báo chống virus giả cứ hiện lên dù đã tắt

Khi máy tính của bạn bị tấn công sẽ xuất hiện một chương trình (thường là giao diện web dạng popup) hiện ra với thông báo máy tính đang bị xâm nhập và gặp nguy hiểm cần nhấp vào, làm theo để diệt virus, đa phần, chúng ta đều có thể biết những thông báo này là giả mạo. Song, vẫn còn những người ngây thơ làm theo và vô tình đã “tự hại mình”. Việc có một chương trình chống virus mới mà bạn không hề lắp đặt trong máy từ trước đó cứ xuất hiện các hội thoại cảnh báo chống virus cũng là một dấu hiệu xấu mà bạn nên cảm giác đồng thời tiến hành di dời các file dữ liệu, thông tin đi nơi khác để tránh bị đánh cắp và phát tán.

Webcam hoạt động bất thường

Hãy tiến hành kiểm tra webcam của bạn: đèn chỉ thị nhấp nháy liên tục thì hãy khởi động lại máy tính và kiểm tra xem nó còn nháy nữa không trong vòng 10 phút. Nếu nếu webcam hoạt động trở lại bình thường thì máy tính của bạn an toàn, còn ngược lại, điều đó đồng nghĩa với việc máy tính của bạn đã bị tấn công.

Làm sao để phòng ngừa và bảo vệ máy tính bị hacker ‘tấn công’?

  • Cài đặt chương trình chống virus đáng tin cậy và quét lại hệ thống.
  • Thường xuyên thay đổi mật khẩu trên các tài khoản trực tuyến.
  • Nên chọn các loại mật khẩu phức tạp.
  • Hãy cài lại hệ điều hành nếu không có dữ liệu quan trọng trong máy.
  • Cảnh giác với mạng WiFi công cộng.
  • Không sử dụng hình thức lưu mật khẩu của Google.
  • Nên kích hoạt bảo mật 2 lớp cho những ứng dụng cần thiết.
  • Nhờ đến sự can thiệp của các chuyên gia bảo mật.