Intel Core i3 – Lựa chọn bình dân nhưng không hề yếu

Khi xem xét một bộ xử lý mới cho PC của mình, bạn có thể sẽ có lúc so sánh các bộ vi xử lý giữa Intel và AMD. Thực tế cho thấy rằng, các bộ vi xử lý của Intel gần như là phổ biến nhất trong thế giới máy tính, đó là các dòng sản phẩm Core i3, i5 và i7. Trong đó, Core i3 là cấp độ “tiều học” đầu tiên và có giá cả phải chăng nhất cũng như đáp ứng những nhu cầu học tập và làm việc cơ bản của đại đa số người dùng.

 

00-Intel Core i3

 

Vậy, Intel Core i3 có yếu như những gì mà lời truyền miệng hay nói đến ko? Hãy theo dõi tiếp bài viết để có cái nhìn đúng đắn về dòng chip nhỏ mà có võ này.

Core i3 ra đời năm nào?

Được phát triển và sản xuất bởi Intel, được giới thiệu và phát hành lần đầu tiên vào năm 2010, Core i3 là bộ xử lý máy tính lõi kép, có sẵn để sử dụng cho cả máy tính để bàn và máy tính xách tay. Nó là một trong ba loại vi xử lý thuộc dòng “Core i” (còn được gọi là họ vi xử lý Intel Core).

 

01-core i3

 

Sự ra đời của Core i3 nói riêng và Core i5, i7 (và sau này thêm i9) đã làm nên cuộc cách mạng về kiến trúc của một bộ vi xử lý và Intel cũng muốn định hình lại các dòng vi xử lý cho các phân khúc thị trường của máy tính xách tay và máy tính bàn, thay vì trước đây nhập nhằng các tên gọi như Core Duo, Dual-Core, Core 2 Duo, Pentium D, …

 

01-Core i-serires

 

Core i3 là gì?

 

Đây là bộ vi xử lý đa lõi (core) được thiết kế với mức giá rẻ phải chăng nhưng vẫn giữ được sức mạnh của dòng Intel Core. Do đó, chúng thường được tìm thấy trong máy tính xách tay và máy tính để bàn phổ thông.

 

02-PC with Core i3

 

Đến thời điểm hiện tại, năm 2021, chip Intel Core i3 đã trãi qua 11 thế hệ với các tên gọi khác nhau, gồm:

 

  • Thế hệ thứ 1: Vi kiến trúc Westmere, 32nm
  • Thế hệ thứ 2: Vi kiến trúc Sandy Bridge, 32nm
  • Thế hệ thứ 3: Vi kiến trúc Ivy Bridge, 22nm
  • Thế hệ thứ 4: Vi kiến trúc Haswell, 22nm
  • Thế hệ thứ 5: Vi kiến trúc Broadwell, 14nm (thế hệ này không có chip dành cho máy tính bàn)
  • Thế hệ thứ 6: Vi kiến trúc Skylake, 14nm
  • Thế hệ thứ 7: Vi kiến trúc Kaby Lake, 14nm
  • Thế hệ thứ 8/9: Vi kiến trúc Coffe Lake, 14nm; và Canon Lake (dành cho MTXT), 10nm
  • Thế hệ thứ 10: Vi kiến trúc Comet Lake, 14nm; và Sunny Cove (dành cho MTXT), 10nm
  • Thế hệ thứ 11: Vi kiến trúc Tiger Lake, 14nm; và Willow Cove (dành cho MTXT) 10nm

 

02-Core i3 generations

 

Chúng tôi khuyên bạn nên kiểm tra kỹ các tính năng và thông số kỹ thuật của bộ xử lý trên danh sách cửa hàng và nền tảng Ark của Intel.

 

Intel Core i3 có tốt không?

 

Core i3 của Intel lý tưởng cho những người không yêu cầu nhiều năng lượng. Những bộ xử lý này có giá cả phải chăng hơn và chúng có siêu phân luồng để cải thiện hiệu suất khi tải nặng nhưng không đủ mạnh để chơi game nâng cao hoặc các ứng dụng chuyên sâu. Dòng CPU này phù hợp nhất với các máy tính sẽ được sử dụng để gửi email, xử lý văn bản, chơi game nhẹ, liên lạc và duyệt web.

 

03-Core i3 power

 

So với các dòng bộ vi xử lý khác như Pentium hay Celeron giá siêu rẻ trên các máy cấu hình thấp (low-end) như netbook, tablet, thì Core i3 có thể nói là tốt vượt trội hơn hẳn vì có lượng bộ nhớ Cache L3 cao hơn. Điều này nhằm đảm bảo cho các nhân (core) của bộ vi xử lý có nhiều dung lượng hơn để chứa nhiều tập chỉ thị lệnh hơn, giúp tốc độ xử lý được cao hơn. Ngoài ra, công nghệ Hyper-Threading càng giúp Core i3 như hổ mọc thêm cánh khi nhân đôi bộ vi xử lý từ 2 nhân vật lý (physical) thành 4 ở nhân luận lý (logic).

 

So sánh Core i3 và i5

 

04-Core i3 vs Core i5

 

So với các bộ vi xử lý cấp thấp như Petium và Celeron thì có rất nhiều sự khác biệt nhỏ trong các thành phần của bộ vi xử lý, đặc biệt là Vi kiến trúc khiến cho sự khác biệt là khá lớn. Tuy nhiên, nếu đem so sách các dòng Core i với nhau (cụ thể là Core i5) thì tuy có ít sự khác biệt nhưng cái “ít” này nó là cả một khoảng cách xa, cụ thể:

 

  • Core i3: Mỗi bộ vi xử lý có 2 lõi (Dual-core) nhưng lại hỗ trợ công nghệ Hyper-Threading.
  • Core i5: Mỗi bộ vi xử lý có 4 lõi (Quad-core), Tuy không hỗ trợ Hyper-Threading nhưng lại được bổ sung công nghệ Turbo Boost giúp ép xung tự động khi ứng dụng cần phải năng lực xử lý mạnh hơn của bộ vi xử lý.

 

Tuy công nghệ Hyper-Threading giúp cho Core i3 nhân đôi số lượng lõi thành 4 lõi logic và các lõi logic này hoạt động như lõi vật lý. Nhưng sức mạnh của lõi logic thật tế có sự cách biệt rõ ràng so với lõi vật lý.

 

Hyper

 

Thêm nữa, công nghệ Turbo Boost  khiến cho Core i3 lại chậm bước hơn đối với Core i5 do không thể nâng cao hơn nữa khả năng xử lý khi ứng dụng có yêu cầu tải cao hơn. Tuy nhiên, đến thế hệ thứ 10 thì Intel đã bổ sung thêm Turbo Boost để nâng cao năng lực cho Core i3. Nhưng đồng thời Core i5 thì lại được bổ sung thêm Hyper-Threading, nên sự cách biệt lại thêm một lần nữa.

 

 

Ngoài ra, Core i3 có ít bộ nhớ đệm hơn 50% so với Core i5. Bộ nhớ đệm là một thông số kỹ thuật quan trọng giúp bộ xử lý thực hiện các tác vụ cụ thể hiệu quả hơn. Hãy coi nó như siêu RAM của riêng CPU.

 

04-Cache L3

 

Bộ vi xử lý Core i3 thường được sử dụng trong máy tính xách tay, do khả năng sinh nhiệt thấp hơn và mức sử dụng pin tiết kiệm. Một số máy tính xách tay có thể được sử dụng lên đến năm hoặc sáu giờ cho một lần sạc pin khi chạy bộ xử lý Core i3.

 

Tạm kết về Intel Core i3

Tùy thuộc vào yêu cầu của bạn hoặc nếu bạn cần một CPU nhanh hơn và có khả năng hơn, bạn có thể muốn sử dụng i5 hoặc i7. Nếu bạn tiết kiệm ngân sách, Core i3 có thể là lựa chọn tốt nhất của bạn.